Giá vàng miếng sẽ giảm bao nhiêu nếu tăng cung, bỏ độc quyền?
Mạng xã hội đang xôn xao vụ việc một khách hàng ở TP.HCM đặt phòng khách sạn tại Nha Trang từ ngày 1.2 đến 5.2 qua ví điện tử. Tuy nhiên khi đến nơi nhận phòng, người dùng lại được thông báo: "Khách sạn chúng tôi không nhận tiền online, không đặt qua bên thứ ba". Chia sẻ trong hội nhóm hơn 2 triệu thành viên, người này cho biết nhân viên khách sạn xác nhận từ tết đến nay đã có vài gia đình đến và gặp tình huống tương tự. Cơ sở lưu trú nói không nhận được tiền và thông tin đặt phòng của khách do đó không thể giao phòng.Vị khách cho biết đã liên hệ với số điện thoại trong phần thông tin đặt phòng nhưng không được. Tổng đài chăm sóc khách hàng của ví điện tử nói "sẽ liên lạc các bộ phận liên quan để xử lý và giúp hủy đặt phòng". Tuy nhiên, người dùng sẽ mất phí ngày đầu tiên.Một ngày sau khi chưa được giải quyết thỏa đáng, người dùng quay lại khách sạn, quay video xác minh cùng nhân viên khách sạn. Đại diện đơn vị lưu trú xác nhận đúng địa chỉ, thông tin như trên nền tảng nhưng họ không nhận đặt phòng qua ví điện tử. "Ngoài nguy cơ mất tiền, mình đã mất thời gian và có trải nghiệm xấu với đơn hàng này", vị khách nói.Trong phần bình luận, một số người cho biết đã gặp tình trạng tương tự. "Mình cũng từng bị, đặt phòng ở Bùi Viện (TP.HCM) cho bạn mà đến nơi khách sạn báo hết phòng, không nhận được thông báo từ ứng dụng", tài khoản Kim Thêu bình luận.Nhiều người khác cho biết, không chỉ ví điện tử, họ còn gặp tình trạng tương tự trên nhiều nền tảng đặt phòng online phổ biến. Người dùng tên Bảo Liên kể từng đặt phòng khách sạn ở Nha Trang nhưng khi lên đến nơi, lễ tân nói không liên kết với nền tảng nên không biết. Sau đó nhân viên khách sạn nói khách hủy online để đặt trực tiếp.Còn trong chuyến du lịch Vũng Tàu, sau khi đặt phòng đẹp trên Booking, khi đến nơi khách sạn chỉ bàn giao phòng nhỏ. Sau khi liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng, nền tảng đã hoàn tiền cho khách. "Nhiều khi khách sạn không muốn mình đặt qua ứng dụng để không mất phí. Lỗi này của ứng dụng 1 thì của khách sạn 10", Bảo Liên bình luận.Theo những người có kinh nghiệm lâu năm, giá trên các nền tảng, ứng dụng đặt phòng online đôi khi không sát với thực tế, đặc biệt trong những dịp cao điểm du lịch. Việc nền tảng để giá quá thấp so với thực tế để thu hút khách hàng khiến đơn vị lưu trú bị thiệt, dẫn đến việc không bàn giao phòng như trên đơn hàng đã thanh toán. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng các đối tượng xấu đã lợi dụng lỗ hổng của nền tảng, mạo danh khách sạn đăng thông tin để trục lợi. Trước đó, nhiều người còn bị lừa mất hàng trăm triệu đồng khi đặt phải "khách sạn ảo". Kẻ gian đã giả mạo các trang thông tin của khách sạn lớn, thu tiền khách hàng rồi chặn liên lạc, không cung cấp dịch vụ.Để tránh tiền mất tật mang, du khách có thể đặt phòng trực tiếp thông qua các kênh liên lạc của cơ sở lưu trú. Trong trường hợp đặt phòng qua bên thứ ba như các ứng dụng du lịch hay ví điện tử, khách hàng nên chọn những đơn vị uy tín và gọi điện xác nhận với khách sạn trước chuyến đi.Tuy nhiên, trong những mùa du lịch cao điểm, vẫn xảy ra tình trạng khách đặt phòng qua ứng dụng nhưng khách sạn không nhận hoặc đột ngột bị hủy sát giờ khiến nhiều người bức xúc. Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi gặp những trường hợp tương tự, du khách có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm hỗ trợ du khách hoặc đường dây nóng của địa phương để phản ánh và được hỗ trợ kịp thời.Microsoft sắp mang thay đổi lớn đến với người dùng Windows 10
Theo đó, những hộ dân bị giải tỏa bởi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được bố trí tái định cư ở khu tái định cư rộng hơn 49 ha thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa, Đồng Nai).Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai cho biết, khu tái định cư này có gần 1.100 lô đất, hiện đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Khu tái định cư dự kiến khởi công xây dựng hạ tầng trong tháng 6.2025. Đến quý 1/2026 cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để bàn giao nền đất cho người dân xây nhà.Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 54 km. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 34,2 km, đi qua TP.Biên Hòa và H.Long Thành (gồm 11 xã, phường). Tổng diện tích thu hồi gần 290 ha của trên 3.400 hộ dân và nhiều tổ chức. Trong đó hơn 2.400 hộ cần bố trí tái định cư.Vào tháng 6.2023, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công, dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2026, rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai và TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu, nâng cao năng lực vận tải và tăng khả năng kết nối giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ.Hiện tại, đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải thảm nhựa, nhưng đoạn qua Đồng Nai thì vẫn còn ngổn ngang, thiếu mặt bằng để thi công. Bên cạnh đó việc thiếu đất đắp nền, đá cũng khiến tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm trễ.
Mua ô tô trả góp, nên mua xe cũ hay xe mới?
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Bộ GTVT chiều 30.12, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9 km. Hiện thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5 km của tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km, đạt khoảng 4%.Với mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%, ông Thường cho hay Hà Nội đã đề xuất đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô "1 kế hoạch 3 phân kỳ".Theo đó, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị và giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7 km nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.Hiện nay, đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đã được Chính phủ thống nhất chủ trương báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2.2025.Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh. Trong đó có khung chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Ưu tiên tối đa bố trí vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, trong đó đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện quy hoạch các tuyến, ga đường sắt, khu đầu mối như tổ hợp ga Ngọc Hồi (diện tích khoảng 250 ha), kết nối chặt chẽ với các loại hình vận tải công cộng khác như buýt nội vùng, buýt liên vùng."Với các chính sách mang tính đột phá, TP.Hà Nội quyết tâm hoàn thành để hiện thực hóa "kỳ tích" đường sắt đô thị", ông Thường nhấn mạnh.
"Nghe trời gió lộng mà thương!” Tôi đặc biệt thích câu này của cả bài hát. Nó thật sự không còn là không gian nhỏ bé của tình yêu đôi lứa nữa rồi. Chúng ta vẫn thường thấy trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, xuyên suốt tất cả những tác phẩm là cái từ bi một cách tự nhiên từ tâm hồn của một nghệ sĩ, luôn luôn thương xót cho phận người trong một cõi giới thật bất định này. Người nghệ sĩ thật sự là vậy, họ chỉ đứng sau những nhà tu khổ hạnh mà thôi. Những nhà tu thì đi tìm chân lý qua kinh sách và suy ngẫm, nhưng với nghệ sĩ, nhờ tâm hồn nhạy cảm mà họ tựa hồ như nhận ra họ đã từng “chạm” bằng sự thấu cảm nỗi đau kẻ khác.
Những tấm lòng vàng 21.6.2023
Chiều 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập điểm mới là tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Được ưu tiên còn có chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...Công tác bố trí vốn nước ngoài được đổi mới theo hướng đảm bảo bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp, cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn nước ngoài còn lại (nếu có) được quản lý thống nhất tại T.Ư, để bố trí cho chương trình, nhiệm vụ, dự án phát sinh trong kỳ trung hạn sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được việc phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công "không hiệu quả".Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được những hạn chế trong thực hiện nghị quyết của giai đoạn 2021 - 2026. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương.Cùng đó, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài còn rất thấp, chỉ đạt 52,7% kế hoạch được giao.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công cần cập nhật các quy định luật Đầu tư công 2024, nhất là liên quan thời gian bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án. Theo Chủ tịch Quốc hội, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới cần phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Hiện nay chắc có tên đơn vị đăng ký dự án của giai đoạn 2026 - 2030 cả rồi nhưng cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ còn cái nào chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang thì bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý, tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hunggary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ KH-ĐT ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Quốc hội, sáng 7.2, họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật chưa sửa được ngay nhưng phải có nghị quyết tháo gỡ. "Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016 - 2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000, khoảng 4.768. Nhiệm kỳ này Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án."Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung dự án lớn, còn lại phân cấp phân quyền cho địa phương xử lý dự án địa phương", ông Dũng nói. Với lưu ý ưu tiên, thống nhất với ý kiến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói sẽ ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất thông qua các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.